Tự sát
Tự sát

Tự sát

Tự sát (chữ Hán phồn thể: 自殺, có nghĩa là "tự giết", tiếng Anh: suicide bắt nguồn từ tiếng Latin: Suicidium từ chữ sui caedere nghĩa là "giết chính mình") hay tự tử, tự vẫn là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng chất ma túy.[1] Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè....) có thể đóng một vai trò quan trọng gây ra quyết định tự sát.[2]Hơn một triệu người chết do tự sát mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng nó là nguyên nhân đứng thứ 13 gây ra tử vong trên toàn thế giới[3] và Hội đồng An toàn quốc gia Hoa Kỳ (National Safety Council) đánh giá tự sát là nguyên nhân đứng thứ 6 gây ra số người chết tại Hoa Kỳ.[4] Mặt khác, tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên và người trưởng thành dưới 35 tuổi.[5][6] Tỷ lệ tự sát ở nam cao hơn nhiều so với ở nữ giới.[7] Có khoảng 10-20 triệu vụ tự sát không thành xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới.[8]Quan điểm về hành vi tự sát bị ảnh hưởng bởi những quan niệm văn hóa rộng hơn về các khía cạnh như tôn giáo, danh dự, và ý nghĩa cuộc sống. Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham xem tự sát như là một hành vi phạm tội đối với Thiên Chúa do niềm tin tôn giáo về sự thiêng liêng của cuộc sống. Ở phương Tây nó thường bị coi như là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, trong thời kỳ samuraiNhật Bản, mổ bụng tự sát (gọi là Seppuku) được tôn trọng như một phương tiện để chuộc tội cho sự thất bại hoặc là một hình thức phản đối. Trong thế kỷ 20, tự sát bằng hình thức tự thiêu đã được sử dụng như là một cách để bày tỏ sự phản đối, trong phương thức cảm tử của thần phongđánh bom tự sát được xem như là chiến thuật quân sự hoặc khủng bố. Sati là một nghi thức tang lễ của đạo Hindu, trong nghi thức này người góa phụ hoặc là tự nguyện, hoặc bị áp lực từ gia đình và luật lệ sẽ phải cùng chịu thiêu chung với xác chồng,[9] nghi thức này cũng được thực hiện tương tự tại Chiêm Thành.Tự sát với sự hỗ trợ của y tế (chết tự nguyện, hoặc quyền được chết) là một đề tài gây tranh cãi về đạo đức có liên quan đến vấn đề của những người bị bệnh nan y, phải chịu đau đớn cùng cực, hoặc có (nhận biết và hiểu) về chất lượng cuộc sống cực tệ do bị thương tật hoặc bệnh tật. Tự hy sinh mình vì người khác không phải luôn luôn bị xem như là tự sát, vì mục đích không phải là để giết mình mà là để cứu những người khác, tuy nhiên, theo thuyết của Émile Durkheim gọi những trường hợp như vậy là hành vi "tự sát vị tha".[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự sát http://www.theage.com.au/national/gambling-linked-... http://www.asahi.com/national/update/0330/TKY20100... http://www.aujourdhuilejapon.com/actualites-japon-... http://www.aujourdhuilejapon.com/actualites-japon-... http://www.aujourdhuilejapon.com/actualites-japon-... http://www.aujourdhuilejapon.com/actualites-japon-... http://www.aujourdhuilejapon.com/actualites-japon-... http://www.aujourdhuilejapon.com/informations-japo... http://www.biomedcentral.com/1471-244X/4/37 http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S10472...